Phân loại các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

 Để công ty có những bước đi vững chắc trên thị trường có rất nhiều đối thủ mạnh cần có được một chiến lược đúng đắn và phù hợp cho công ty. Dưới đây là những chiến lược mà các công ty thường áp dụng

Khái niệm, mục tiêu của chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là tổ hợp những kế hoạch, định hướng hoạt động của doanh nghiệp được đưa ra để giúp doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ, thu hút khách hàng, giúp doanh nghiệp phát triển.

Mục tiêu của chiến lược kinh doanh

Trước khi lập một kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp cần xác định rõ vị trí của doanh nghiệp đang ở đâu? Doanh nghiệp mong muốn và kỳ vọng những gì? Hiểu rõ chính mình như thế nào rồi thì doanh nghiệp mới có thể lập được một chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả nhất

Mục tiêu và sứ mệnh là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Sứ mệnh của doanh nghiệp là lý do tồn tại, cái đích mà doanh nghiệp muốn hướng tới trong dài hạn. Mục tiêu là nhwunxg kế hoạch ngắn hạn mà doanh nghiệp muốn đạt được. Thông thường mục tiêu mang hai thuộc tính: tính tài chính và phi tài chính. Những đâ phần các doanh nghiệp đều theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và tăng trưởng bền vững.

Phạm vi của chiến lược kinh doanh

Để có một chiến lược kinh doanh hiệu quả cần có xác định được rõ phân khúc khách hàng mà chiến lược nhắm tới  để tránh bị phân tán nguồn lực, đem lại hiệu quả không cao

Ví dụ:

  • Tập trung vào một lượng khách hàng ít nhưng có nhu cầu cao về mặt hàng

  • Tập trung vào nhiều khách hàng, có nhiều nhu cầu nhưng quy mô thị trường nhỏ

Khái niệm chiến lược kinh doanh là gì?

Các loại chiến lược kinh doanh

Chiến lược tăng trưởng tập trung

Tập trung vào nguồn lực và tận dụng ưu thế của sản phẩm/dịch vụ công ty đang có để đánh vào thị trường. Chiến lược gồm các giai đoạn:

  • Thâm nhập thị trường: Đây là bước khỏi đầu của quá trình gia nhập một thị trường mới. Quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư rất nhiều tiền bạc và công sức vào các hoạt động Marketing nhằm thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.

  • Phát triển thị trường: Áp dụng khi doanh nghiệp  có đủ khả năng để mở rộng thị trường mới, đã có nền tảng là các chiến dịch Marketing thu hút được sự quan tâm của khách hàng về công ty và sản phẩm, có được niềm tin của khách hàng từ những trải nghiệm thực tế sử dụng sản phẩm.

  • Phát triển sản phẩm: Do công nghệ ngày càng phát triển, các công ty đua nhau cải tiến sản phẩm, nếu không chịu đầu tư cải tiến, tăng giá trị sản phẩm điều tất yếu doanh nghiệp sẽ “bị loại khỏi cuộc chơi”

Chiến lược phát triển hội nhập

Chiến lược hội nhập thường được phát triển theo 3 hướng: 

  • Hội nhập thuận chiều:Thu hút các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh là nguyên vật liệu, tạo mối quan hệ thân thiết đôi bên cùng có lợi

  • Hội nhập cùng chiều: Thu hút, tạo mối quan hệ thân tình với các nhà phân phối, gia tăng mạng lưới bán hàng, giúp tiêu thị sản phẩm hiệu quả hơn.

  • Hội nhập ngang: Liên kết với đối thủ cạnh tranh để thiết lập những thỏa thuận để đảm bảo về mặt lợi ích của đôi bên trên thị trường

Chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa

Chiến lược thường được phát triển theo 3 hướng:

  • Đa dạng hóa đồng tâm: Sản phẩm và dịch vụ mới phải có sự liên kết với công nghệ sản xuất của sản phẩm hiện tại của công ty, tạo nên một dây chuyền sản phẩm, khẳng định chất lượng và sự lớn mạnh của doanh nghiệp.

  • Đa dạng hóa ngang: Phát triển sản phẩm dịch vụ mới khác với sản phẩm hiện có những vẫn giống về lĩnh vực, mục đích nhằm tối đa hóa lượng khách hàng trong phân khúc, đáp ứng những nhu cầu của khách hàng.

  • Đa dạng hóa hỗn hợp: Dựa trên sự đổi mới về sản phẩm và công nghệ sản xuất, chiến lược này giúp tăng quy mô và thị phần, tuy nhiên đòi hỏi chi phí khá lớn và có những rủi ro tiềm ẩn.

Để tìm hiểu rõ hơn về chiến lược kinh doanh, tham khảo thêm tại đây


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kho đề tài Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học mới nhất

List Đề Tài Sáng Kiến Kinh Nghiệm Mầm Non 2021